Kim cương lậu và cách nhận biết

Tác giả: Cao Trang Đăng ngày: 28/11/2021 Lần cập nhập cuối: 28/11/2021

Kim cương là tài sản có giá trị lớn do đó không phải ai cũng có cơ hội được sở hữu những sản phẩm từ kim cương. Đồng thời những thông tin về kim cương cũng rất hạn hẹp, không nhiều người có được kiến thức và biết được cách phân biệt kim cương thật và kim cương lậu. Vậy làm cách nào để không mua phải kim cương lậu, cách nhận biết như thế nào? 

kim cương lậu

Xem thêm bài viết về kim cương

Cách nhận biết kim cương lậu hiện nay

Quan sát bằng mắt thường

Độ trong suốt và lấp lánh: Kim cương thật khi được nhìn xuyên qua mặt bàn sẽ có độ lấp lánh hơn các chất giả kim cương. Khi nhìn vào giữa viên kim cương thật sẽ thấy một khối nát vụn lấp lánh rõ rệt. 

Tính dẫn nhiệt: Kim cương có tính dẫn nhiệt cao nên khi sờ vào kim cương thật ta sẽ có cảm giác mát lạnh hơn. Khi hà hơi thổi vào kim cương thật, viên đá sẽ sáng lại rất nhanh.

Đường cắt: Để quan sát đường cắt, ta đặt viên kim cương ngang tầm nhìn và nhìn từ viền, nếu là kim cương giả sẽ có hai hoặc ba đường cắt ngang bên trong rất mờ.

Ma sát: Khi mài nhẹ bằng giấy nhám, kim cương thật sẽ không bị ảnh hưởng còn kim cương thật sẽ bị mờ đi.

Quan sát bằng kính lúp

Kim cương rất cứng (10mohs) vì vậy mà có độ bóng rất cao. Do kim cương có độ chiết xuất cao nên sẽ tạo cảm giác vết cắt bị thu nhỏ và trở nên sắc nét. 

Khi quan sát qua kính lúp, đường đường viền giữa hai giác cắt kim cương thật sẽ sắc cạnh, kim cương giả có các đường tiếp giáp mờ, không sắc cạnh.

Xem thêm bài viết về vàng bạc đá quý

Tác hại của việc buôn kim cương lậu và hậu quả pháp lý

Kim cương là loại tài sản quý giá, để đưa một viên kim cương từ nước ngoài về Việt Nam phải mất rất nhiều chi phí từ vận chuyển, bảo quản, tiền thuế, … Do đó, một số đối tượng nhằm trục lợi đã thực hiện những hành vi buôn kim cương lậu về Việt Nam. 

Buôn lậu là một trong những nguyên nhân gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của một quốc gia. Hoạt động buôn lậu làm tăng tính cạnh tranh với các ngành công nghiệp, làm hạn chế hàng hóa nhập khẩu hợp pháp và giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thực tế ở phần lớn các nước đang phát triển là luôn tồn tại hoạt động buôn lậu cùng với các hoạt động kinh tế chính thức. 

Hậu quả pháp lý

Hành vi buôn lậu nói chung và buôn kim cương lậu nói riêng là những hành vi vi phạm pháp luật. Gây hậu quả và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quản lý Nhà nước. Những đối tượng có hành vi buôn lậu sẽ phải chịu các hậu quả pháp lý, cụ thể:

Đối với cá nhân vi phạm: 

– Phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 188 BLHS.

– Phạt tiền từ 300 triệu – 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 – 07 năm khi phạm tội buôn lậu thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 188 BLHS 

– Đối với các trường hợp phạm tội buôn lậu theo quy định tại khoản 3 Điều 188 BLHS thì có thể bị phạt tiền từ 1,5 – 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 – 15 năm. 

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 188.

Xem thêm bài viết về kim cương Cullinan

Về hình phạt đối với pháp nhân

Pháp nhân phạm tội buôn lậu có thể bị phạt cao nhất với mức phạt tiền lên đến 15 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.

Trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả, pháp nhân có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng một số hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 – 03 năm.

Chân dung ông trùm buôn lậu kim cương

Hẳn là rất nhiều người không thể quên sự kiện Trần Bình Tâm cùng đồng bọn buôn lậu kim cương diễn ra năm 2006. Được gọi là “ông trùm buôn lậu kim cương” Trần Bình Tâm cùng đồng bọn của mình gồm Nguyễn Hữu Tài, Ngô Thị Kim Xuyến, Võ Thành Long đã có hành vi đưa kim cương lậu vào Việt Nam qua đường hàng không hết sức tinh vi.

Hình minh họa
Hình minh họa

Trần Bỉnh Tâm sinh năm 1940 tại Trung Quốc, sau đó Tâm cùng gia đình chuyển sang sinh sống tại tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam. Sau khi học hết lớp 4 thì nghỉ học, Tâm cùng anh em làm nhiều công việc khác nhau để kiếm sống. 

Bắt đầu từ tháng 3/2006 Trần Bỉnh Tâm nhận thấy sự năng động và giá trị của thị trường kim cương. Tâm đã cùng Nguyễn Hữu Tài nhiều lần đi nước ngoài mua kim cương, vận chuyển về Việt Nam qua đường hàng không với các kích cỡ khác nhau để tiêu thụ. 

Đến 23h ngày 22/9/2006, khi chuyến bay mang số hiệu UA869 từ Hồng Công chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, các cán bộ hải quan khi kiểm tra danh sách hành khách nhập cảnh của chuyến bay phát hiện có hai hành khách có lịch trình di chuyển bất thường nên đã đưa vào diện kiểm tra. Khi được yêu cầu kiểm tra hành lý thì Tâm và Tài vẫn một mực khẳng định không có hàng hóa cần khai báo. Nhận thấy hành vi lén lút bất thường của hai đối tượng trên, cán bộ hải quan đã tiến hành các thủ tục kiểm tra và phát hiện một lượng lớn kim cương được dấu hết sức tinh vi trong túi hành lý. Ngay sau đó lực lượng Công an cũng đã có mặt tiến hành các thủ tục tạm giữ hai đối tượng. Nhận thấy, đây có thể là một đường dây buôn lậu đá quý, kim cương quy mô lớn, Hải quan cửa khẩu Tân Sơn Nhất đã chuyển giao người và toàn bộ tang vật cho Cơ quan Công an tiếp tục điều tra làm rõ.

Tại Cơ quan điều tra, Tâm đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Căn cứ lời khai của Tâm CQĐT tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở của Tâm phát hiện và thu giữ 856 viên kim cương rời, kim cương được gắn trên các loại nữ trang và đồ trang sức, một số giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc mua bán trái phép kim cương của Trần Bỉnh Tâm. Ngoài ra, CQĐT cũng đã tiến hành thu giữ 345 viên kim cương lậu của Trần Bỉnh Tâm đang gửi tại Trung tâm Nghiên cứu Địa chất đá quý. Số kim cương lậu mà Tâm đã đưa vào Việt Nam đã được tiêu thụ, số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng.

Ngày 29/11/2006, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP HCM đã chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật vụ án “Trần Bỉnh Tâm cùng đồng bọn buôn bán kim cương lậu” sang Viện Kiểm sát nhân dân TP HCM, đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng trên. Cơ quan CSĐT nhận định đây là vụ án buôn lậu kim cương với quy mô lớn, hành vi của Tâm và đồng bọn là hành vi phạm tội nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến trật tự quản lý nhà nước. 

Qua vụ án buôn kim cương lậu, thêm một lần nữa báo động về vấn nạn buôn lậu kim cương qua đường hàng không vào Việt Nam. Hãy là người tiêu dùng thông minh để tránh được việc mua phải kim cương lậu.

Xem thêm bài viết về kim cương máu