Kim cương máu – nỗi đau tiềm ẩn
Kim cương máu (Blood Diamond), hay còn được gọi là kim cương xung đột, là tên gọi mà Liên Hợp Quốc đặt cho những viên kim cương được khai thác trong những khu vực xảy ra nội chiến tại Châu Phi. Tên gọi kim cương máu phản ánh bản chất nhuốm máu trong mỗi viên kim cương khi khai thác bất hợp pháp. Việc khai thác kim cương máu dẫn đến sự mất kiểm soát thị trường. Sự khai thác thiếu kiểm soát khiến cho nguồn tài nguyên quốc gia thì cạn kiệt trong khi quốc gia không thu được bất kỳ lợi nhuận nào.
Xem thêm các bài viết về kim cương
Mục lục bài viết
Kim cương máu là gì?
Kim cương máu (Blood Diamond), hay còn được gọi là kim cương xung đột, là tên gọi mà Liên Hợp Quốc đặt cho những viên kim cương được khai thác trong những khu vực xảy ra nội chiến tại Châu Phi. Tên gọi kim cương máu phản ánh bản chất nhuốm máu trong mỗi viên kim cương khi khai thác bất hợp pháp.
Hiện tượng kim cương máu xuất hiện vào những năm 1991 – 2002 ở các nước Nam Phi, đặc biệt là Sierra. Khi thị trường kim cương trở nên sôi động, hoạt động khai thác kim cương cũng trở nên nhộn nhịp hơn. Nhưng vì không được quản lý chặt chẽ nên xung đột và giao tranh diễn ra liên miên. Các cuộc nội chiến tranh giành địa bàn các khu mỏ xuất hiện kim cương giữa các công ty và các cuộc chiến tranh bị khơi mào bởi các tổ chức khủng bố.
Để khai thác những viên kim cương này những tổ chức phạm pháp hoặc không được chính phủ đã bóc lột sức lao động của những người dân nghèo khổ. Những kẻ khai thác kim cương lậu đã lợi dụng sự nghèo đói, thiếu tiến bộ và sự quản lý lỏng lẻo của chính phủ để bắt ép người dân phải thực hiện khai thác kim cương tự nhiên, hậu quả là hàng ngàn người dân Châu Phi đã phải bỏ mạng. Sự hữu hình của tên gọi kim cương máu cũng từ đó mà ra, mà tạo nên ám ảnh.
Xem thêm bài viết về vàng bạc đá quý
Tại sao Kim cương máu lại tao nên bất ổn thị trường kim cương
Việc khai thác kim cương máu dẫn đến sự mất kiểm soát thị trường. Sự khai thác thiếu kiểm soát khiến cho nguồn tài nguyên quốc gia thì cạn kiệt trong khi quốc gia không thu được bất kỳ lợi nhuận nào. Những viên kim cương này khi được tuồn vào thị trường không qua kiểm định đã tạo nên những bất ổn về chất lượng lẫn kinh tế mà cụ thể là thuế nhà nước.
Việc khai thác và mua bán kim cương máu khiến cho các quốc gia bị thất thu các khoản thuế
Giá trị của mỗi viên kim cương đều rất lớn, hoạt động khai thác cũng phát sinh ra rất nhiều ảnh hưởng đến môi trường, do đó đây được xem là nguồn thu chủ yếu của các quốc gia. Khi hoạt động khai thác được quản lý chặt chẽ và kim cương được bán một cách chính quy thông qua kiểm định thì quốc gia sở hữu sẽ nhận được một giá trị tương ứng thông qua việc thu thuế. Nhưng khi xảy ra hoạt động khai thác kim cương lậu thì các khoản lợi nhuận sẽ đổ vào túi của những kẻ buôn lậu. Các quốc gia sẽ không nhận được gì ngoài việc mất đi các nguồn lao động, và cạn kiệt nguồn tài nguyên..
Kim cương máu được bán không qua kiểm định dẫn đến nhiễu loạn chất lượng của thị trường kim cương.
Kim cương tự nhiên trước khi xuất ra thị trường đều cần phải thông qua một tiêu chuẩn kiểm định, đó là GIA. Một viên kim cương được đánh giá đạt chuẩn GIA, nghĩa là nó đảm bảo được chất lượng để lưu thông trên thị trường. Những sản phẩm được chế tác từ những viên kim cương đạt chuẩn GIA sẽ đảm bảo độ tinh xảo và giá trị.
Mặc dù kim cương luôn được xem là có những tính chất bền bỉ nhất, chất lương lẫn giá trị rất cao nhưng không phải bất kỳ viên kim cương nào cũng đạt được những điều kiện về tiêu chuẩn đó. Bởi vậy những viên kim cương máu đã gây ra sự mất ổn định và gây ra nhiều hệ lụy trên thị trường kim cương tự nhiên.
Bảng giá kim cương máu trên thị trường hiện nay
Những viên kim cương được khai thác trái phép và buôn lậu ra thị trường kim cương, Không có một bảng giá công khai nào cho những viên kim cương này. Nhưng vì tính chất phi đạo đức của nó và việc được tuồn ra thị trường không thông qua kiểm định khiến cho kim cương máu luôn có giá thấp hơn so với những viên kim cương tự nhiên khác.
Xem thêm bài viết về Bảng giá kim cương
Dưới đây là bảng giá tham khảo của kim cương tự nhiên đã được kiểm định.
Thái độ khách hàng khi đẩy lùi kim cương máu
Những viên kim cương máu được khai thác dựa trên những giọt máu và tính mạng của những người lao động nghèo khó tại Châu Phi. Kể từ năm 2003 nhằm ngăn chặn việc khai thác buôn bán kim cương máu, Liên hợp quốc và 75 quốc gia khác đã lý hiệp định tuân thủ quy trình Kimberley Process (KP). Quy trình này sẽ trực tiếp kiểm soát hoạt động buôn bán kim cương thô giữa các quốc gia tham gia. Bằng việc thực hiện chương trình chứng nhận thương mại minh bạch và an toàn đưa ra chứng nhận chất lượng và nguồn gốc kim cương bán ra thị trường là sạch sẽ, không đến từ những khu vực có xung đột.
Vấn nạn kim cương máu càng được khắc họa rõ nét qua bộ phim “Kim Cương Máu” ra mắt vào năm 2006, bộ phim nhấn mạnh thông điệp rằng việc tiêu thụ những viên kim cương không rõ xuất xứ là gián tiếp gây nguy hiểm tính mạng của người dân ở châu Phi.
Kể từ sau Hiệp định Kimberley và việc bộ phim Kim cương máu được quảng bá rộng rãi, rất nhiều người mua kim cương đã tham gia và hoạt động tẩy chay kim cương máu và cân nhắc thật cẩn thận về nguồn gốc trước khi mua kim cương.
Xem thêm bài viết về cách nhận biết kim cương lậu
Hiện nay để đảm bảo không mua phải kim cương máu các khách hàng đều lựa chọn những viên kim cương tự nhiên có kiểm định GIA. Tức là lựa chọn những viên kim cương được khai thác, sản xuất một cách minh bạch đặc biệt là đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng. Mặc dù lựa chọn những viên kim cương đã kiểm định có thể tốn nhiều tiền hơn, khó tiếp cận hơn. Nhưng đó là lựa chọn đúng đắn khi nhìn vào giá trị và chất lượng thật của một viên kim cương tự nhiên có kiểm định GIA.
Kim cương máu là một góc khuất trong ngành khai thác kim cương. Nếu so về giá cả, kim cương máu có giá rẻ hơn rất nhiều kim cương tự nhiên bán chính ngạch và đã qua kiểm định. Nhưng kim cương máu đã tạo nên những hệ lụy rõ nét cho cộng đồng. Lựa chọn mua kim cương máu hay những viên kim cương đã kiểm định đó là lựa chọn giữa sự phi đạo đức, và có đạo đức khi tiêu dùng.